Stablecoin là gì? Tìm hiểu về stablecoin cho người mới bắt đầu
Stablecoin? USDT có phải là USD không?
Các bạn đã bao giờ chưa?
Nếu chưa bao giờ, hãy tag bạn bè mình vào đọc bài về stablecoin và hiểu hơn về đơn vị tiền mã hóa này nhé!
Đảm bảo vui và hay, không thì thôi.
Tiền pháp định là gì?
Tiền pháp định (fiat currency, trong đó “fiat” là một từ gốc La-tinh, nghĩa là “nên như vậy” hoặc “để việc đó phải xong”), là tiền do pháp luật quy định, cụ thể là Nhà nước và Ngân hàng Trung ương quy định.
Một số đặc điểm cấu thành tiền pháp định bao gồm:
Không được backed bởi tài sản khác, hay còn gọi là thiếu giá trị nội tại. Đây là điểm khác biệt giữa fiat currency và legal tender. Legal tender phải được backed bởi tài sản khác như vàng và bạc, trong khi fiat currrency không nhất thiết.
Cơ quan ban hành tiền pháp định sẽ kiểm soát nguồn cung, nghĩa là in nhiều tiền hơn hoặc ít tiền hơn nhằm mục đích kiểm soát mức độ lạm phát.
Tiền tệ mang giá trị vì niềm tin
Trong lịch sử, tiền tệ được sử dụng với nhiều mục đích: Lưu trữ giá trị, phương tiện trao đổi, đơn vị lưu hành,…
Các nền văn minh cũng đã đi từ những vật dụng như vỏ sò, bò dê ngỗng, đến vàng, bạc,… trước khi đúc những đồng xu đầu tiên. Dù là hình dạng nào, tiền tệ hoạt động vì có một số lượng đáng kể người dùng tin vào giá trị của nó.
Nếu như ở thị trường truyền thống, tức thị trường được các nhà nước và ngân hàng trung ương rộng rãi công nhận, tiền giấy, xu hào như đô la Mỹ, đồng Việt Nam, baht Thái,… là legal tender, thì ở thị trường tiền mã hóa cũng có những đơn vị tiền tệ tương tự: Được neo giá với tài sản không biến động ở thị trường truyền thống, được công nhận rộng rãi trong cộng đồng người dùng.
Đó gọi chung là stablecoin.
Stablecoin là gì?
Theo Coinbase, stablecoin là những công cụ thanh toán trực tuyến, được thiết kế để giữ giá trị cân bằng với một tài sản tham khảo, thường là tiền pháp định như đồng đô la Mỹ.
Nếu có tham gia thị trường tiền mã hóa, bạn sẽ nghe đến những stablecoins thị phần lớn như USDT của Tether, USDC của Circle, DAI của MakerDAO, UST của Luna (đã sập theo Do Kwon và Luna), và gần đây nhất là USDe của Ethena - trông stablecoin nhưng thực ra là “đô-la pha kè” trích lời Phở Research.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, đứng thứ 3 về vốn hóa toàn thị trường tiền mã hóa và thứ 1 trong danh mục stablecoin là USDT của Tether, theo sau là USDC của Circle. Riêng Tether chiếm đến gần 70% vốn hóa toàn dnah mục stablecoins tính đến ngày viết bài.
Vốn hóa được tính theo công thức: Số lượng tổng cung x Giá thị trường.
Giá trị và vị thế của stablecoins là không thể bàn cãi.
Vì sao thị trường tiền mã hóa cần stablecoins?
Phần lớn người ngoài thị trường khi nghe đến tiền mã hóa sẽ chỉ nghĩ đến 1 đồng duy nhất: Bitcoin (mã BTC,) quan tâm hơn thì có ETH là đồng thứ 2 về mặt vốn hóa.
Đặc điểm của những đồng này là không ổn định về mặt giá. Nếu như ở thị trường chứng khoán, biến động giá 10-15% phải được tích lũy cả năm hoặc nhiều năm, thì con số này chỉ là “chuyện thường ở chợ” trong thị trường tiền mã hóa. Những đồng biến động nhiều có thể là cơ hội đổi đời/đổi vị thế, nhưng chúng cũng có thể đưa tài khoản bạn về 0 trong vài phút ngắn ngủi.
Chính vì rủi ro cao như vậy, nhu cầu cho một đơn vị tiền giao dịch, được lưu trữ trong ví điện tử mà không cần phải chuyển lại thành tiền pháp định, ra đời. Stablecoin sẽ tránh được những biến động giá đột ngột nhờ vào khả năng neo giá với đồng đô-la Mỹ.
Có những loại stablecoin nào?
Stablecoins được chia thành nhiều loại, trong đó có:
Fiat-backed: Được bảo đảm bằng tiền fiat (tiền pháp định) dự trữ. Ví dụ: USDT, USDC.
Crypto-backed: Được bảo đảm bằng dự trữ tiền điện tử. Ví dụ: DAI.
Commodity-backed: Được bảo đảm bằng hàng hóa vật lý như vàng, bạc. Ví dụ: XAUT, PAXG.
Algorithmic: Sử dụng các thuật toán để kiểm soát cung và cầu, không có bảo đảm vật lý. Ví dụ: AMPL, UST.
Hybrid: Kết hợp các phương pháp ở trên. Ví dụ: RSV, USDe.
Hệ sinh thái các stablecoin từng tồn tại. Nguồn: Konfid.io
Quá trình tạo ra một stablecoin ra sao?
Bước 1. Mua bằng tiền pháp định: Người dùng chuyển số tiền mong muốn (VD: $1,000) vào tài khoản ngân hàng của nhà phát hành stablecoin.
Bước 2. Nhà phát hành (VD: Tether) xác nhận nhận được khoản tiền gửi $1,000 trong tài khoản ngân hàng của họ.
Bước 3. Đúc stablecoin: Nhà phát hành tiến hành đúc 1,000 USDT qua hợp đồng thông minh.
Bước 4. Giao hàng: 1,000 USDT sau khi đúc xong sẽ có mặt trong địa chỉ ví người dùng thông qua công nghệ blockchain.
Lưu ý đây là quá trình giản lược.
USDe: Synthetic dollar/đồng đô-la tổng hợp
USDE của Ethena là một loại stablecoin tổng hợp (synthetic stablecoin), sử dụng các cơ chế tài chính phức tạp để duy trì sự ổn định.
Vậy tại sao USDe ra đời?
Tiền điện tử nổi tiếng với sự biến động giá mạnh mẽ, điều này làm cho việc sử dụng chúng làm phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị trở nên khó khăn.
Stablecoin truyền thống, như USDT hoặc USDC, chủ yếu dựa vào việc giữ dự trữ fiat trong ngân hàng. Điều này tạo ra một mức độ tập trung và yêu cầu người dùng tin tưởng vào tổ chức phát hành và khả năng thanh khoản của họ.
Vì vậy, Ethena đã đưa ra USDe như một loại synthetic stablecoin, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để duy trì sự ổn định giá trị.
Tổng hợp (synthetic): Thay vì giữ dự trữ fiat, USDe sử dụng tài sản tiền điện tử (như ETH của Ethereum) kết hợp với các hợp đồng phái sinh để tạo ra một vị thế tổng hợp có giá trị ổn định.
Phi tập trung: Quy trình này hoàn toàn trên chuỗi khối, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính tập trung và tăng cường tính minh bạch.
Cơ chế ổn định giá: USDe duy trì giá trị ổn định thông qua việc điều chỉnh các hợp đồng phái sinh và chiến lược phòng ngừa rủi ro, đảm bảo rằng mỗi USDe luôn có giá trị gần bằng 1 USD.
Việc duy gì định giá tương đương tiền pháp định là cực kỳ quan trọng cho stablecoin.
Nếu mất đi giá trị (mất peg,) stablecoin này sẽ không còn “stable” và do đó mất luôn giá trị trên thị trường tiền điện tử. Đây chính là nguyên nhân cho việc sụp đổ UST do mất peg vào năm 2022, và đã đưa nhà sáng lập Do Kwon vào tù 2 năm sau đó.
Để đi vào chi tiết USDe thì hẹn các bạn trong bài tiếp theo nhé.
Lời cuối đầu tiên
Nếu bài viết hữu ích, các bạn mình đừng quên chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội để tuyen2defi giúp bạn de-fine web3 nhanh - gọn - dễ hiểu nhất có thể nha! Haha.
Hi chị, cảm ơn chị vì đã share về stable coin, nó rất hữu ích để những người không trong ngành như em được tìm hiểu thêm. Sau khi đọc thì em có một số thắc mắc sau rất mong nếu được chị có thể giải đáp ạ.
1. Fiat currency và legal tender -- theo em tìm hiểu thêm thì legal tender cũng được dịch là "đồng tiền pháp định". Vậy sự giống nhau, khác nhau, và ví dụ của 2 loại này là như thế nào chị có thể chia sẻ thêm được không ạ?
2. Vì sao giá trị và vị thế của stablecoins là không thể bàn cãi ạ?
3. Có loại stablecoin được crypto-backed, vậy chị có thể giải thích thêm stablecoin và crypto khác nhau như thế nào được không ạ vì đó giờ em đang hiểu stablecoin là một dạng cryptocurrency... nếu dùng một cryptocurrency khác để neo giá cho stablecoin thì nó có thật sự 'stable' không ạ?
Em cảm ơn chị rất nhiều và rất mong được đón chờ những bài viết tiếp theo của chị! ^^