4 Comments
Jun 7Edited

Hi chị, cảm ơn chị vì đã share về stable coin, nó rất hữu ích để những người không trong ngành như em được tìm hiểu thêm. Sau khi đọc thì em có một số thắc mắc sau rất mong nếu được chị có thể giải đáp ạ.

1. Fiat currency và legal tender -- theo em tìm hiểu thêm thì legal tender cũng được dịch là "đồng tiền pháp định". Vậy sự giống nhau, khác nhau, và ví dụ của 2 loại này là như thế nào chị có thể chia sẻ thêm được không ạ?

2. Vì sao giá trị và vị thế của stablecoins là không thể bàn cãi ạ?

3. Có loại stablecoin được crypto-backed, vậy chị có thể giải thích thêm stablecoin và crypto khác nhau như thế nào được không ạ vì đó giờ em đang hiểu stablecoin là một dạng cryptocurrency... nếu dùng một cryptocurrency khác để neo giá cho stablecoin thì nó có thật sự 'stable' không ạ?

Em cảm ơn chị rất nhiều và rất mong được đón chờ những bài viết tiếp theo của chị! ^^

Expand full comment

1. Fiat currency và legal tender -- theo em tìm hiểu thêm thì legal tender cũng được dịch là "đồng tiền pháp định". Vậy sự giống nhau, khác nhau, và ví dụ của 2 loại này là như thế nào chị có thể chia sẻ thêm được không ạ?

Theo chị tìm hiểu, fiat currency là công cụ giao dịch tiền tệ giữa các bên đồng thuận về giá trị của nó.

Đặc điểm của fiat currency là không có giá trị nội tại và không được hỗ trợ bởi tài sản quý hiếm. Ví dụ: Vàng có giá trị nội tại vì những đặc tính của nó làm cho nó quý hiếm. Trong khi đó, fiat currency có thể từ bank notes cho đến tiền điện tử mà không được hỗ trợ bằng bất cứ loại tài sản nào. Giá trị (không phải giá cả) của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung - cầu của thị trường.

Legal tender là fiat currency được pháp luật công nhận.

Legal tender có thể hiểu là đơn vị tiền tệ được chấp nhận bởi cơ quan thuế và tòa án. Nếu một hợp đồng giữa các bên không ghi rõ đơn vị thanh toán, bất kỳ loại tiền tệ nào được Ngân hàng Trung ương cấp phép lưu hành đều hợp lệ. Trong trường hợp của Mỹ là bank notes và xu.

https://www.econstor.eu/bitstream/10419/96051/1/599987200.pdf

USD vừa là fiat currency vì thỏa mãn những điều kiện kể trên, vừa là legal tender vì được ngân hàng trung ương Mỹ công nhận.

Như vậy, mọi legal tender là fiat currency, nhưng fiat currency chưa hẳn là legal tender. Đồng đô la Zimbabwe, sau giai đoạn siêu lạm phát, đã mất đi vị thế legal tender. Thay vào đó, một số đơn vị tiền tệ ngoài nước đã dần được chính phủ Zimbabwe công nhận là legal tender, thông qua việc chính thức cho phép nhà bán lẻ chấp nhận ngoại hối.

https://www.investopedia.com/terms/forex/z/zwd-zimbabwe-dollar.asp

—> Cryptocurrency cũng là tiền được tạo ra và có một số lượng người nhất định tin vào nó, vậy có phải là fiat currency hay thậm chí là legal tender không?

- Về bản chất, cryptocurrency rất khác so với fiat currency. Crypto có thể được đào (tạo ra) trên một mạng có sẵn, xác nhận giao dịch, sau đó mới được đưa lên ledger, có thể hiểu như sổ cái ghi chép giao dịch và hoàn toàn mở. Người tham gia mạng lưới nếu có đầy đủ điều kiện đều có thể tham gia vào quá trình đào crypto và nhận thưởng bằng crypto chính của mạng đó. Trong khi đó, thường chỉ có ngân hàng nhà nước trung ương mới có thể ban hành lượng fiat currency dưới dạng xu hoặc tiền giấy/polymer mà không thông qua quá trình đưa lên chuỗi như đối với cryptocurrency.

- Tuy nhiên, việc cryptocurrency có được phép trở thành fiat hoặc thậm chí là legal tender được rất nhiều người quan tâm, và không phải là chưa có tiền lệ. Trường hợp của El Salvador là một điển hình mà chính phủ thông qua thanh toán bằng bitcoin, biến đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất thị trường crypto thành legal tender.

2. Vì sao giá trị và vị thế của stablecoins là không thể bàn cãi ạ?

- Vốn hóa lớn, đứng thứ 3 trong toàn ngành crypto.

https://coinmarketcap.com/charts/

Vốn hóa crypto hiện giờ hơn 2.5 trillion USD, riêng stablecoin đã chiếm 155 billion USD và xếp thứ 3.

Em xem chart Bitcoin dominance sẽ thấy USDT, stablecoin lớn nhất, chiếm 4.44% thị phần crypto hiện tại.

- Vì sao vốn hóa lớn?

- Vốn hóa = Giá x số lượng. Stablecoin nhắm đến một mức giá không đổi (cho là $1) thì để vốn hóa tăng, số lượng stablecoins lưu thông bắt buộc phải tăng. Như vậy làm sao tăng? —> Giao dịch hàng ngày, tiền đổ từ traditional finance vào crypto thông qua các giải pháp P2P (bán tiền pháp định cho bên thứ ba, nhận stablecoins tương ứng) hoặc on-ramping, tức gửi trực tiếp tiền pháp định lên dự án để nhận lại số stablecoin tương ứng.

- Tại sao mọi người muốn giao dịch stablecoins?

- Lưu trữ tài sản crypto, tránh biến động giá

- Ăn lời từ % lợi tức nếu đem stake crypto vào các sàn giao dịch, gần giống với việc gửi ngân hàng, và lãi suất ở crypto cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng ít nhất là ở Việt Nam

- Những người nắm số lượng lớn stablecoins còn có thể kiếm lời từ việc giao dịch chênh lệch giá. Ví dụ, họ mua vào lúc đô rẻ (25,000 VND) và bán ra lúc đô tăng lên 26,500. Số lượng stablecoins càng nhiều nhân với phần chênh lệch này là cách họ sinh lời

- Như vậy, crypto rất cần stablecoins.

3. Có loại stablecoin được crypto-backed, vậy chị có thể giải thích thêm stablecoin và crypto khác nhau như thế nào được không ạ vì đó giờ em đang hiểu stablecoin là một dạng cryptocurrency... nếu dùng một cryptocurrency khác để neo giá cho stablecoin thì nó có thật sự 'stable' không ạ?

- Stablecoin là một phân loại của cryptocurrency, được thiết kế để người dùng có thêm một lựa chọn giao dịch ổn định về giá cả hơn. Stablecoins thừa hưởng những đặc tính của crypto: Được đào trên blockchain, mã hóa, xác thực, và ghi lại trên hệ thống ledger.

- Nếu dùng một cryptocurrency khác neo giá cho stablecoin thì nó vẫn có khả năng còn stable nếu đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật.

- Ampleforth là một giao thức có crypto-backed stablecoin là AMPL. AMPL là rebasing stablecoin, nghĩa là nguồn cung của nó có thể co giãn bằng thuật toán để điều chỉnh giá, đảm bảo mức giá neo ở khoảng $1. Khi trượt giá quá nhiều, giao thức có thể đốt cháy AMPL để giảm cung, tăng giá lên. Ngược lại, giá cao thì có thể đào thêm AMPL. Điều này sẽ giúp nhà giao dịch yên tâm hơn về mặt thanh khoản. Đọc thêm: https://coincentral.com/what-is-ampleforth-the-stablecoin-with-elastic-supply/

- Nếu dùng một cryptocurrency khác để neo giá cho stablecoin thì nó có thật sự 'stable' không ạ? —> Vẫn có rủi ro không stable, hay còn gọi là mất neo (mất peg).

- Điều gì sẽ xảy ra nếu stablecoin mất peg? Vụ mất peg của UST và theo đó là sụp đổ Terra vẫn còn được đem ra làm case study. UST là algorithmic-backed stablecoin theo cơ chế eslastic supply như Ampleforth ở trên. Vì những sai lầm từ công ty mẹ Terra, UST và LUNA đã sập. UST hoàn toàn mất peg. Em đọc thêm ở đây nha: https://gfiblockchain.com/toan-canh-su-sup-do-luna-ust-hang-tram-ty-usd-boc-hoi-khoi-thi-truong.html

Expand full comment

Hope this helps! Còn chỗ nào chưa clear thì cứ nhắn c nha ^^

Expand full comment

Cảm ơn em vì những câu hỏi rất hay! Chị sẽ phản hồi sớm và đầy đủ nhất nha ^^

Expand full comment